qua tang cuoc song khong bo cuoc qua tang cuoc song chan thanh qua tang cuoc song cho doi qua tang cuoc song 5 phut
1 2 3 4

My Menu

Tuesday, August 20, 2013

Những mơ ước viển vông

Ngày còn bé tôi thường ước mơ sẽ được ngắm nhìn thành phố nơi tôi sinh ra từ trên không, tôi ước mơ vươn tới những đám mây xanh đủ hình thù mà một trí tưởng tượng trẻ thơ có thể nghĩ ra. Khi dần lớn lên với những va đập của cuộc sống, tôi chỉ ước mơ có một căn nhà và cuộc sống bình dị, phải chăng khi càng lớn con người ta càng đánh mất đi những ước mơ của mình hay chí ít họ nghĩ rằng đó là những ước mơ không thể thực hiện được.


Quà tặng cuộc sống: ước mơ

Xem thêm các bài về Qua Tang Cuoc Song 

Theo Webb Garrison trong cuốn sách “Tại sao bạn nói như thế” (Rutledge Hill Press), thì trong tiếng Anh, cụm từ “pipe dream” (nghĩa đen là “giấc mơ ống điếu”, nghĩa hay được sử dụng là “mơ ước viển vông”) có nguồn gốc từ thế kỷ 19. Hồi đó, thuốc phiện từ châu Á được du nhập vào châu Âu và được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhóm tác giả nhất định tại Anh. Thuốc phiện được hút bằng một cái ống điếu, và một khi bị say thuốc, thì người ta bắt đầu có ảo giác, và ảo giác đó được gọi là “những giấc mơ ống điếu”. Dần dần, cụm từ này được dùng rộng rãi hơn và mọi ý tưởng thiếu thực tế đều có thể được gọi là “pipe dream”, hay mơ ước viển vông.

Nhưng không phải bất kỳ ý tưởng nào tưởng như bất khả thi đều chỉ là những mơ ước viền vông. Một minh chứng rất rõ ràng là mơ ước mà triệu phú Eugene Lang đem tới cho những học sinh trung học ở một vùng nghèo khó, nơi ông đã lớn lên. Đứng trước khoảng 60 học sinh lớp 8 ở South Bronx, Lang gạt sang bên bài diễn thuyết mà ông đã chuẩn bị trước. Những đôi mắt trống rỗng của học sinh đang có mặt cho ông biết rằng họ không có hứng thú nghe một bài nói chuyện đầy cảm hứng nào cả. Cả vùng này đã trở thành một chiến trường của nghèo đói, ma túy và những băng nhóm tội phạm, và cũng là cái nôi của tuyệt vọng. Khoảng 80% số học sinh ngồi đây sẽ không học hết bậc trung học. Rất ít em sẽ rời khỏi vùng này. Càng ít em có khả năng thoát khỏi đói nghèo. Đó là lý do Lang quẳng bài thuyết trình trên giấy của ông sang một bên. Những học sinh này không cần một bài diễn thuyết. Họ cần một ước mơ.

Thế rồi, những lời nói mà Eugene Lang thốt ra khiến chính ông cũng phải ngạc nhiên. “Nếu các em tốt nghiệp trung học” – Ông nói với nhóm học sinh – “Tôi sẽ đưa các em đến trường Đại học”. Đưa các em đến trường Đại học!

Trong suốt 4 năm sau đó, Lang phối hợp cùng trường học và giữ cho ước mơ đó luôn “sống”, luôn được nhắc lại. Và kết quả có thể nói là một hiện tượng: 58 trong tổng số 60 học sinh từng nghe Lang nói chuyện đã tốt nghiệp trung học! Giữ đúng lời hứa, ông gửi họ tới các trường Đại học và đóng tiền học phí cho họ. “Ông ấy cho chúng tôi hy vọng” – Một học sinh nói, rõ ràng là tiếng nói đại diện của số đông. Một học sinh khác, về sau gặp Lang, đã nói: “Ông Lang, bọn cháu đã làm được điều bất khả thi”.

Không phải mọi ý tưởng dường như thiếu thực tế đều chỉ là một mơ ước viển vông. Khi ước mơ đẹp đẽ đó được kết hợp với sự chăm chỉ, kiên trì và những hy vọng lớn lao, thì điều bất khả thi cũng nằm trong tầm với. Bởi khi bạn đủ tin tưởng vào ước mơ kỳ diệu đó, thì hầu như bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra.


Xem thêm Hà Nội

1 comment: